Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục đơn giản cho mẹ bỉm sữa

Thứ tư, 26/10/2022, 15:02 GMT+7

Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn ăn dặm được coi là cột mốc quan trọng. Với những mẹ lần đầu có con nhỏ, tham khảo ngay kinh nghiệm dưới đây để biết cách pha bột ăn dặm không bị vón cục. Cho bé ăn ngon miệng hơn, bột chín đều, bé tập ăn an toàn, mẹ an tâm.

Nguyên nhân khiến cho bột ăn dặm bị vón cục

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là điều không hề dễ dàng. Trong quá trình mẹ pha bột ăn dặm cho bé, có thể do một trong số những nguyên nhân sau khiến bột bị vón.

Pha nước vào bột

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục là cho bột ăn dặm vào nước, nhưng nhiều mẹ có thói quen pha theo cách ngược lại. Thực hiện cách này trong khi độ nóng của nước không đủ để hòa tan hết toàn bộ lượng bột sẽ gây ra tình trạng bị vón cục ở bột.

Nguyên nhân pha bột ăn dặm bị vón cục

Nguyên nhân pha bột ăn dặm bị vón cục

Sử dụng nước quá nóng

Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm cho tinh bột nở ra nhanh chóng, dễ khiến bột bị vón cục lại. Nếu sử dụng nước quá nóng có thể làm các thành phần dinh dưỡng trong bột bị biến chất. Vì thế, trong quá trình pha bột mẹ chú ý tới độ nóng của nước, để đảm bảo bột chín đều.

Tỉ lệ nước và bột không hợp lý

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa nước và bột. Bột ăn dặm đều có nghiên cứu chuẩn về tỉ lệ nước và bột theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ hãy tuân thủ theo đúng tỉ lệ đã được xác định sẵn để pha bột không bị vón cục. 

Bảo quản bột không đúng cách

Một trong số những nguyên nhân gây nên bột bị vón cục ngay khi pha là do bột bảo quản không được cẩn thận. Bột ăn dặm bị ẩm có thể do mẹ đậy nắp không kỹ, hoặc do dùng thìa còn ướt để xúc bột, hay vô tình làm nhỏ giọt nước vào trong bột mà không hề hay biết. 

Bột ăn dặm của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bột phải đậy kín nắp sau khi sử dụng để tránh bột bị ẩm và tránh các tác nhân gây hại từ vi khuẩn. Nếu để bị ẩm, độ mịn của bột sẽ biến mất và bột bị vón cục ngay trước khi mẹ pha bột cho bé.

Hướng dẫn pha bột ăn dặm không bị vón cục

Bước đầu tiên mẹ cần chú ý về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục là lượng bột của bé. Tùy thuộc vào tháng tuổi và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của mỗi bé, lượng bột bé ăn khác nhau. Bé sẽ phát triển tốt về mặt thể chất lẫn trí tuệ nếu mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Làm thế nào để pha bột ăn dặm không bị vón cục?

Làm thế nào để pha bột ăn dặm không bị vón cục?

Những mẹ đang có con ở độ tuổi ăn dặm, có thể áp dụng cách pha bột ăn dặm không bị vón cục sau: 

  • Bước 1: Đun sôi nước trong thời gian khoảng 5 phút.

  • Bước 2: Để nước nguội ở mức 40 - 50 độ C để pha bột.

  • Bước 3: Tùy vào tháng tuổi của bé mà pha theo tỉ lệ và nhu cầu dinh dưỡng thực tế.

  • Bước 4: Khuấy đều tay cho đến khi bột tan hoàn toàn và đợi khoảng 1 phút để bột chín đều và sánh mịn.

  • Bước 5: Trước khi cho bé ăn, mẹ nên kiểm tra độ nóng của bột.

Đối với các bé 6 tháng tuổi, lượng bột ăn dặm thông thường ước tính cho một bé sau khi đã pha là 180g. Có thể tính được công thức cần pha sẽ bao gồm 45g bột ăn cùng 135ml nước đun sôi để nguội ở nhiệt 40 - 50 độ C.

Còn với các bé 8 tháng tuổi, lượng bột trung bình là 200g. Lúc này ta có công thức bột ăn dặm sẽ là 50g bột ăn dặm, pha cùng 150ml nước đun sôi để nguội ở mức 40 - 50 độ C. 

Tháng tuổi

Lượng bột dùng để pha (g)

Lượng nước (ml)

Nhiệt độ nước (độ C)

Lượng bột đã pha (g)

Từ 4 tháng tuổi

40 (3 - 4 thìa)

120

40 - 50

160

Từ 6 tháng tuổi

45 (4 thìa đầy)

135

40 - 50

180

Từ 8 tháng tuổi

50 (4 - 5 thìa)

150

40 - 50

200

Bảng định lượng pha bột ăn dặm cho bé theo đúng tỉ lệ 

Để bé có thể ăn ngon miệng và dễ dàng, mẹ không cần quá tuân thủ việc áp dụng theo công thức pha bột. Hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh cách pha bột ăn dặm không bị vón cục theo nhu cầu và sở thích của bé.

Lượng bột ăn dặm sau khi điều chỉnh theo cách của mẹ cần đảm bảo không quá loãng hay quá đặc. Vì nếu bột quá loãng bé sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết, còn nếu bột quá đặc thì rất dễ có tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Những lưu ý khi pha bột ăn dặm cho bé

Bột ăn dặm là sản phẩm có các thành phần đã được nấu chín và đóng hộp tiện lợi. Tùy theo từng hãng khác nhau, loại bột khác nhau mà cách pha bột ăn dặm và hàm lượng nước cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung các mẹ cần lưu ý một số điểm sau để nắm được cách pha bột dặm cho trẻ đúng chuẩn nhất. 

Đảm bảo đúng nguyên tắc tỷ lệ pha bột ăn dặm

Để thực hiện được cách pha bột ăn dặm không bị vón cục, mẹ cần chú ý tuân thủ theo những nguyên tắc về tỉ lệ bột mà nhà sản xuất hướng dẫn. Ngoài ra, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên pha bột loãng hơn bình thường và tăng dần độ đặc khi bé đã thích nghi được.

Một số lưu ý khi pha bột ăn dặm

Một số lưu ý khi pha bột ăn dặm

Chú ý cách bảo quản bột ăn dặm

Bột phải được để ở nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao. Mẹ nên nấu vừa đủ lượng con ăn để đảm bảo được độ thơm ngon và chất dinh dưỡng của bột dặm. 

Không nên tiếc bột còn thừa đem hâm nóng cho bữa sau hoặc bảo quản lạnh. Cách làm này khiến bột bị vữa, hư hỏng hoặc sinh ra độc tố, vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Lưu ý nữa cho các mẹ là nên chọn mua những sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt và được vệ sinh sạch sẽ trước khi bảo quản bột cho bé.

Bảo quản bột cho con yêu trong bình giữ vệ sinh an toàn, sạch sẽ

Bảo quản bột cho con yêu trong bình giữ vệ sinh an toàn, sạch sẽ

Lựa chọn bột ăn dặm chất lượng

Một trong những điều quan trọng mẹ cần lưu ý là, chất lượng của bột quyết định đến cách pha bột ăn dặm không bị vón cục. Mẹ nên chú ý mua các loại bột đến từ thương hiệu đã được kiểm chứng, có tên tuổi và được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Hy vọng chia sẻ về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục trên đây có thể giúp mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi con. Hỗ trợ bé tập ăn bột pha tiện lợi hơn, mẹ có thể cho bột vào bình tập ăn. Bình tập ăn giúp giữ nhiệt tốt hơn, không bị nguội nhanh, bụi bẩn hay côn trùng bay vào như ở môi trường bên ngoài. Giúp bé nhanh làm quen với ăn dặm, thoải mái dễ dàng cho cả hai mẹ con trong giai đoạn tập ăn đầu đời. Mẹ dễ dàng đo lượng thức ăn cho bé với vạch chia trên thân bình.

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, quý khách tham khảo tại:

Website: https://store.pigeon.com.vn/

Số điện thoại: 0989812028 | (028) 2213 3022

Email: chamsockhachhang@pigeon.com.vn

 

admin
Share:

Bài viết cũ hơn

Hướng Dẫn Cho Trẻ Ăn Dặm Đúng Cách【Chi Tiết Từ A - Z】
Nuôi dạy bé

Hướng Dẫn Cho Trẻ Ăn Dặm Đúng Cách【Chi Tiết Từ A - Z】

Trong giai đoạn nuôi bé khôn lớn, các bậc phụ huynh thường loay hoay làm sao để cho trẻ ăn dặm đúng cách. Cùng tham khảo bài viết để biết thêm nhé!
Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Dinh Dưỡng
Nuôi dạy bé

Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Dinh Dưỡng

Công thức thực hiện cách nấu cháo tim cho bé ăn dặm đơn giản, đảm bảo thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất. Cùng tham khảo trong bài viết nhé!
Ăn Dặm Không Nước Mắt Giúp Bé Yêu Phát Triển Toàn Diện
Nuôi dạy bé

Ăn Dặm Không Nước Mắt Giúp Bé Yêu Phát Triển Toàn Diện

Chia sẻ miễn phí cuốn sách ăn dặm không nước mắt mang bí quyết vàng giúp mẹ và bé trải qua giai đoạn ăn dặm nhàn tênh, các bé phát triển toàn diện.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Nuôi dạy bé

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Khi đã 8 tháng tuổi, bé cần thêm rất nhiều dưỡng chất để phát triển so với giai đoạn trước các mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi phù hợp
Có Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Sớm Hay Không? ✔️【Giải Đáp】
Nuôi dạy bé

Có Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Sớm Hay Không? ✔️【Giải Đáp】

Nhiều phụ huynh cho rằng tập ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ mau lớn và cứng cáp hơn. Để tìm hiểu thực hư việc có nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi hay không, mời mẹ theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngon miệng đủ dưỡng chất
Nuôi dạy bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngon miệng đủ dưỡng chất

Trong những tháng đầu đời, bé sơ sinh chủ yếu ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu được làm quen với việc ăn dặm nhiều món ăn đa dạng. Mẹ có thể lên sẵn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để thay đổi thường xuyên. Tham khảo ngay các thực đơn cực dinh dưỡng trong bài viết này mẹ nhé!

Trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa và chế độ ăn phù hợp cho bé
Nuôi dạy bé

Trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa và chế độ ăn phù hợp cho bé

Trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa và chế độ ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi như nào hợp lý là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ cha mẹ. Cùng tham khảo dưới đây nhé!
Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng, Thơm Ngon
Nuôi dạy bé

Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng, Thơm Ngon

Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm đơn giản, dễ thực hiện, thơm ngon, kích thích bé ăn nhiều. Tham khảo ngay các cách trong bài viết dưới đây.